UBND tỉnh Đăk Lăk đề xuất quy hoạch Buôn Ma Thuột là cảng hàng không quốc tế và thu hút đầu tư mở rộng theo hình thức xã hội hóa.

Theo kiến nghị của UBND tỉnh Đăk Lăk gửi Bộ Giao thông Vận tải mới đây, tỉnh đang đặt mục tiêu thu hút khách du lịch cao cấp và tổ chức sự kiện cấp vùng, quốc gia và quốc tế, đồng thời phát triển mạnh dịch vụ liên quan đến cà phê, xây dựng hình ảnh “thành phố cà phê của thế giới”.

Vì thế, tỉnh đề xuất được đầu tư mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột thành cảng quốc tế để đón khách nước ngoài. Tỉnh sẽ khẩn trương xây dựng đề án, gửi Bộ Giao thông Vận tải, trình Tổ ng tác nghiên cứu xã hội hóa khai thác sân bay của Chính phủ xem xét, báo cáo Chính phủ quyết định.

Sân bay Buôn Ma Thuột. Ảnh: Báo Đăk Lăk

Cảng hàng không Buôn Ma Thuột hiện là sân bay quốc nội, có một nhà ga hành khách ng suất đón 2 triệu khách mỗi năm, đường băng đáp ứng các loại máy bay code C (A320, A321, B737 và tương đương). Năm 2019, sân bay đón hơn một triệu khách, dự kiến năm 2022 sẽ phục vụ khoảng 1,4 triệu khách.

Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải trong dự thảo quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn 2050, sân bay Buôn Ma Thuột sẽ mở rộng gần gấp đôi hiện nay với diện tích là 464 ha, ng suất đón 5 triệu khách đến năm 2030 và năm 2050 là 7 triệu. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải vẫn xác định Buôn Ma Thuột là sân bay quốc nội.

Theo: vnexpress.net

Sở NN&PTNT Lâm Đồng đang lấy ý kiến về đề án quản lý nhà kính trên địa bàn, mục tiêu đưa ra sau năm 2030, khu vực nội ô TP.Đà Lạt sẽ không còn nhà kính.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã gửi văn bản kèm dự thảo Đề án “Quản lý nhà kính thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng ng nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” đến các Sở, ngành,UBND các địa phương, doanh nghiệp trang trại sản xuất nông nghiệp)… có sử dụng nhà kính trên địa bàn để lấy ý kiến về đề án này.

Theo dự thảo đề án, việc phát triển nhà kính chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa có quy định tỷ lệ được làm nhà kính trên tổng diện tích đất, nhất là khu vực nội đô TP.Đà Lạt và các khu vực hành lang bảo vệ hồ đập, sông, suối, kênh mương thủy lợi ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan đô thị.

Các khu vực sản xuất nông nghiệp trong nhà kính chưa được đầu tư hệ thống thoát nước, kênh mương thủy lợi, ao hồ thu nước đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước kịp thời trong mùa mưa; làm thời gian tập trung lũ nhanh, gây xói mòn đất, ngập úng cục bộ. Đặc biệt tại những nơi vùng trũng, vùng lòng chảo đã xảy ra trong thời gian qua tại TP.Đà Lạt và vùng phụ cận. Nhà kính còn ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, ảnh hưởng phát triển du lịch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhấn mạnh, sử dụng nhà kính không đạt chuẩn, phát triển tự phát với tốc độ nhanh, mật độ xây dựng cao tại một số khu vực đã tác động xấu đến cảnh quan, môi trường; tính đa dạng sinh học bị hạn chế; tỷ lệ sử dụng nhà kính không đạt chuẩn ở mức cao sẽ tạo dòng chảy lớn, gây lũ quét, làm giảm khả năng thẩm thấu nước dẫn đến nguy cơ giảm mực nước ngầm.

Do đó, cần phải có quy định tỷ lệ phù hợp với điều kiện sinh thái, cảnh quan từng vùng, từng khu vực, kết hợp các giải pháp tạo các vành đai xanh, các bờ lô thửa và các diện tích đất trống để đảm bảo hài hoà cảnh quan môi trường. Cần phải quy định mật độ nhà kính phù hợp đối với nội ô Tp.Đà Lạt và các vùng phụ cận để phát triển hài hòa lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Cần phải có quy định pháp lý để quản lý đối với xây dựng nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo các chuyên gia môi trường, việc phát triển ồ ạt nhà kính làm nông nghiệp và bêtông hóa quá nhanh chiếm hết không gian xanh khiến thành phố du lịch Đà Lạt thường ngập úng khi mưa lớn. Cụ thể, những trận nước dâng cao đột ngột gây lũ diễn ra với tần suất ngày càng dày hơn ở đô thị này có nguyên nhân rất lớn từ việc gia tăng diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly. Từ phía hồ này ngược lên thượng nguồn, hàng nghìn ha đất hai bên suối được người dân “phủ bạt” kính để sản xuất nông nghiệp.

Trước thực trạng trên, Đề án “Quản lý nhà kính thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng ng nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” hướng tới mục tiêu chung là triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính tại các khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn TP.Đà Lạt (sau năm 2030) và các huyện lân cận. Đồng thời chuyển dần sang phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp ứng dụng ng nghệ cao gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường nhưng vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Bên cạnh đó rà soát, xác định các vùng được phép sản xuất nông nghiệp ứng dụng nhà kính để khuyến khích, hỗ trợ người dân nâng cấp, cải tạo, chuyển đổi đảm bảo nhà kính đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và cảnh quan môi trường. Xác định các giải pháp giúp doanh nghiệp, HTX và nông dân từng bước giảm dần diện tích nhà kính, chuyển sang sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ng nghệ cao không sử dụng nhà kính.

Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 178,8 tỉ đồng, gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước hơn 3,5 tỉ đồng (chiếm 2,0%), kinh phí của tổ chức, cá nhân hơn 172,6 tỉ đồng (chiếm 96,5%) và vốn lồng ghép hơn 2,6 tỉ đồng (chiếm 1,5%).

Theo: kinhtemoitruong.vn

VOV.VN – Khánh Hòa đang triển khai xây dựng đồng bộ các ng trình hạ tầng kỹ thuật lớn, hiện đại cũng như hạ tầng giao thông nội vùng nhằm thu hút các nhà đầu tư vào Khu Kinh tế này

Khu Kinh tế Vân Phong có diện tích khoảng 150.000 ha trải rộng vùng ven biển huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa. Trong đó, lợi thế nhất là vịnh Vân Phong kín gió, độ sâu từ 20 – 27m. Đến nay, Khu Kinh tế đã thu hút khoảng 150 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký khoảng 4 tỷ USD, số vốn thực hiện khoảng 1/3. Năm 2021, Khu Kinh tế Vân Phong thu hút được 3 dự án mới, lớn nhất là dự án Trạm biến áp 500 KV khoảng 1.100 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa cho biết, các dự án mới đều ở Nam Vân Phong trong khi đó tại khu vực phía Bắc tiếp tục gặp nhiều khó khăn, mặc dù đang được rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm.

“Phía Bắc không có dự án nào mới. Hiện nay khu vực phía Bắc đang có rất nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chưa có đủ cơ sở pháp lý để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bởi vì một số phân khu chức năng mà nhà đầu tư đề xuất chưa có quy hoạch phân khu được phê duyệt nên chưa triển khai được các bước tiếp theo. Đợi quy hoạch điều chỉnh được Thủ tướng phê duyệt, lúc đó mới làm quy hoạch phân khu, làm cơ sở để thu hoạch các nhà đầu tư vào các bước tiếp theo” – ông Nguyễn Trọng Hoàng nói.

Khu Kinh tế Vân Phong có nhiều lợi thế để phát triển cảng biển.

Đáng lo nhất đối với Khu Kinh tế Vân Phong là dự án cảng trung chuyển được khởi ng từ 12 năm trước đến nay vẫn đình trệ. Dự án này được quy hoạch với diện tích lên đến 750 ha. Đây là dự án có vai trò then chốt, chủ đạo có tính lan tỏa của Khu Kinh tế Vân Phong. Dự án này bị đình trệ đã ảnh hưởng đến hàng loạt dự án khác trong khu vực.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho biết, trong thời gian Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong lỡ nhịp, nhiều cảng quốc tế đã phát triển, trở thành đầu mối giao thương quan trọng trên tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Đó là các cảng như: Singapore; Phòng Thành (Trung Quốc) Sihanouk Ville (Campuchia)…Ngay khu vực Vịnh Vân Phong cũng đang chịu nhiều sự cạnh tranh ngay tại tỉnh Khánh Hòa cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung. Dù có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng tính nổi trội của Khu kinh tế Vân Phong vẫn là Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, tỉnh Khánh Hòa nên tính toán lại, tăng cường kết nối giao thông với các tỉnh Tây Nguyên, kết nối với vùng Đông Bắc Campuchia, Nam Lào để giảm bớt sự lỡ nhịp của Khu Kinh tế Vân Phong cũng như Cảng trung chuyển quốc tế.

“Cảng Vân Phong nếu phát triển thì phải đi theo hướng gì, để thực sự Vân Phong có độ trễ đi sau so với các cảng khác về quy mô, tầm vóc nhưng lại có thể đi trước được để giảm bớt tính lỡ nhịp đi. Đi sau không có nghĩa là phải đi theo đường mòn của anh đi trước mà cần phải tính toán. Mấy đường ven biển có rồi, sắp đến phải tính đến tuyến ngang, tạo ra liên kết với Tây Nguyên, thậm chí sang nước khác để kết nối với ASEAN” – PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nêu ý kiến.

Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 ở khu vực Nam Vân Phong.

Cuối tháng 12/2012, Bộ Chính trị có Kết luận 53 về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, xác định việc phát triển Khu kinh tế Vân Phong không chỉ là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư mà còn là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước. Thực tế khi triển khai Khu kinh tế này nảy sinh nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách dẫn đến hạn chế hiệu quả, làm chậm sự phát triển của Khu Kinh tế Vân Phong.

Hiện nay, Khu kinh tế Vân Phong có gần 100 dự án đi vào hoạt động nhưng phần lớn là dự án nhỏ và vừa. Một số dự án hoạt động hiệu quả như Nhà máy đóng tàu, Kho xăng dầu ngoại quan chưa đủ sức tạo nên hình hài một Khu Kinh tế như mong đợi. Khu vực phía Bắc phải tạm ngừng thu hút các dự án một thời gian vì thực hiện đề án đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Khu vực phía Nam thì gặp nhiều khó khăn trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, năng lực tài chính của một số nhà đầu tư hạn chế.

Trong giai đoạn 2016-2020, cả Khu kinh tế chỉ được đầu tư khoảng 900 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, giao thông nội vùng. Đầu năm nay, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết về phát triển Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu xây dựng nơi đây trở thành khu kinh tế ven biển được ưu tiên tập trung đầu tư, tính chất tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.

Khu vực Bắc Vân Phong có nhiều tiềm năng đang chờ các điều kiện để thu hút các nhà đầu tư vào làm ăn.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa kiến nghị Trung ương bổ sung Khu Kinh tế Vân Phong vào danh mục các khu kinh tế ven biển được ưu tiên đầu tư, bổ sung quy hoạch các Nhà máy điện khí, sớm triển khai đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế tại Bắc Vân Phong, nâng cấp các quốc lộ nối vùng duyên hải với khu vực Tây Nguyên.

“Với định hướng phát triển 5 nhóm ngành nghề, du lịch cao cấp theo hướng có Casino, có khu phi thuế quan. Khu vực phía Bắc phục vụ cho du lịch thì không thể làm ng nghiệp nặng được. Khu vực phía Nam Vân Phong tập trung cho ng nghiệp năng lực. Nuôi trồng thủy sản phải áp dụng ng nghệ nuôi biển. Hậu cần, cảng biển logistics” – ông Nguyễn Tấn Tuân nói.

Mới đây, khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Khu Kinh tế Vân Phong với những ưu thế vượt trội, nếu có cách làm đúng sẽ có thể tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa thời gian tới. Đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, hội tụ nhiều yếu tố để phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Vân Phong phải hướng mạnh tới mục tiêu trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển, nơi có sự gắn kết chặt chẽ, có tác động thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau.

Ông Trần Tuấn Anh đề nghị, trong quá trình xây dựng các quy hoạch, đề án, lãnh đạo tỉnh cần tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, đề xuất một số cơ chế đặc thù, đảm bảo môi trường đầu tư ổn định để thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến làm ăn lâu dài tại Vân Phong.

“Trên cơ sở những đường hướng, chủ trương mang tính chiến lược và dài hạn và tầm nhìn rộng, để đảm bảo sự phát triển Khu kinh tế Vân Phong phải là động lực cho sự phát triển của tỉnh Khánh Hòa. Đẩy nhanh hơn nữa, đảm bảo chất lượng về các đề án về quy hoạch, cơ chế chính sách phát triển cụ thể của Khu kinh tế Vân Phong. Những vấn đề như logistics, kinh tế số, chuyển đổi số gắn với địa phương, phát triển bền vững các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế hiện đại” – ông Trần Tuấn Anh nói./.

Theo: Báo VOV


(Chinhphu.Vn) – Nhà nước vừa ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 Chương trình hành chính của Chính phủ xây dựng Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng. Văn hóa phương Tây và phát triển tài chính – cộng đồng và quốc phòng, an ninh ở Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phấn đấu đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng


Việc ban hành Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị được xây dựng trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu nêu trong Nghị quyết số 23-NQ/TW nhằm xây dựng và phát triển Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hoá dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 23-NQ/TW bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực của Chính phủ gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết. Chương trình hành động của Chính phủ là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu cao nhất đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 23-NQ/TW.

Chương trình hành động nhằm thể hiện được định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đồng hành cùng các tỉnh vùng Tây Nguyên; đồng thời xác định rõ vai trò, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và khu vực duyên hải Trung Bộ tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách có tính đột phá; hoàn thiện thể chế, cơ chế tổ chức điều phối, liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên; huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng đảm bảo xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng

Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 7 – 7,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD; tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 29,5% trong GRDP; khu vực ng nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 26,9%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%.

Giai đoạn 2021 – 2030, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%. Đến năm 2030, tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 – 30%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm 1,0 – 1,5%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Tỉ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia với giáo dục mầm non khoảng 60%; tiểu học khoảng 65%, trung học cơ sở khoảng 75% và trung học phổ thông khoảng 60%. Đạt 32 giường bệnh viện, 11 bác sĩ trên 10.000 dân. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90%.

Đến năm 2030, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 47%. Tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 100%, ở nông thôn đạt 98%. Tỉ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt 98%. Đạt 100% đối với các chỉ tiêu: Tỉ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom xử lý; tỉ lệ khu ng nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Đạt 95% tỉ lệ rác thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định.

7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nêu trên, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng tập trung chỉ đạo thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. ng tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW.

2. Phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển ng nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá.

3. Phát triển văn hóa, xã hội và nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế. Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng: Tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa – Chơn Thành, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương.

 5. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng: Thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng, liên vùng để tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Nghiên cứu xây dựng và thể chế hoá cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ.

6. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả ng tác đối ngoại: Tăng cường ng tác quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh ng tác đối ngoại; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; khu vực, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; làm sâu sắc hơn các quan hệ đối ngoại, đặc biệt là với các nước láng giềng, các nước trong và khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê ng như hợp tác Tiểu vùng Mê ng mở rộng, trong các khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

7. Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị: Tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về ng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tạo chuyển biến thực sự trong ng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Thực hiện hiệu quả các chủ trương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn; hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo: Báo Chính phủ

TPO – Nhiều chính sách ưu đãi về thuế đối với các dự án đầu tư cũng như tài năng đặc biệt làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột được áp dụng trong thời gian thực hiện Nghị quyết thí điểm.

Sáng 15/11, đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết. Ảnh Như Ý

Tiếp tục chương trình kỳ họp, ngày 15/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, Quốc hội cho phép tỉnh Đắk Lắk được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. HĐND tỉnh Đắk Lắk phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phù hợp để thành phố Buôn Ma Thuột được hưởng và sử dụng toàn bộ phần dư nợ vay tăng thêm.

Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk được phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số đối với dân số của thành phố Buôn Ma Thuột theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 khi xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này. Số chi tăng thêm nêu trên được bố trí chi cho các nhiệm vụ chi được phân cấp của thành phố Buôn Ma Thuột.

Về ưu đãi thuế, nghị quyết quy định, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thuộc các lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; y tế, giáo dục và đào tạo…được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Đối với dự án đầu tư sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, trong thời gian thực hiện Nghị quyết này, chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt làm việc tại các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp ng lập trực thuộc thành phố Buôn Ma Thuột được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền ng tại thành phố Buôn Ma Thuột.

HĐND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định chính sách ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng, môi trường làm việc, trang thiết bị làm việc, quy hoạch, bổ nhiệm, tiền lương, chế độ phúc lợi và các chính sách khác đối với chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt; tiêu chí xác định đối tượng chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực cần thu hút làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023 và được thực hiện trong 5 năm.

Sáng cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Theo: Báo tienphong.vn

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các đơn vị, chính quyền địa phương tập trung toàn bộ hệ thống chính trị, tăng thời gian làm việc để bàn giao mặt bằng đúng tiến độ vào ngày 20-11-2022…

Dự án cao tốc Vân Phong – Nha Trang cần bàn giao mặt bằng trước ngày 20/11 (ảnh minh họa)

Ngày 14/11 ông Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã có buổi làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến để đánh giá, chỉ đạo về tình hình thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vân Phong – Nha Trang thuộc Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Theo lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vân Phong – Nha Trang thuộc Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 là ng trình trọng điểm quốc gia với thời hạn bàn giao 70% mặt bằng cho đơn vị thi ng là vào ngày 20-11-2022.

Do đó, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương cần tập trung toàn bộ hệ thống chính trị, tăng thời gian làm việc để đảm bảo bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Trong đó, các địa phương cần thực hiện chặt chẽ ng tác kiểm kê, xác minh nguồn gốc đất, lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tránh đơn thư, khiếu nại; xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng nhà thầu thi ng các khu tái định cư để đảm bảo tiến độ đề ra và sớm bàn giao quỹ đất tái định cư cho người dân…

Sau khi nghe báo cáo của các địa phương, sở, ban, ngành liên quan, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các đơn vị cần bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh để tổ chức thực hiện ng tác giải phóng mặt bằng, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng cho đơn vị thi ng đúng thời hạn quy định.

Các sở, ban, ngành, Ban Quản lý Dự án 7 cần phối hợp chặt chẽ với địa phương để thực hiện các bước, thủ tục giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, xây dựng kế hoạch bàn giao mặt bằng…; đảm bảo giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư đã điều chỉnh; tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để triển khai xây dựng khu tái định cư, đảm bảo kỹ thuật và chất lượng ng trình…

Theo báo cáo của các đơn vị, đến nay, 4 địa phương đã hoàn thành ng tác đo đạc; thực hiện kiểm đếm được 4.580/5.423 thửa đất, đạt tỷ lệ 84,45%; xác định nguồn gốc 4.282/5.423 thửa đất, đạt 79%; trình phê duyệt giá đất để tính bồi thường đạt 100% (22/22 xã).

UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt xong giá đất đối với 16/22 xã, đạt 72,73%. Ngoài ra, các địa phương đã lập phương án bồi thường đối với 3.399/5.423 thửa đất, đạt 62,7%. Dự án có tổng cộng 4.126 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 436 hộ tái định cư. UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật 6/6 khu tái định cư.

Hiện các địa phương đang lập và hoàn thiện hồ sơ thiết kế bảo vệ thi ng trình Sở Xây dựng phê duyệt; đồng thời triển khai ng tác đo đạc, kiểm đếm thực hiện ng tác đền bù.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau đẩy nhanh tiến độ triển khai ng tác giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn năm 2022 đối với các dự án thành phần thuộc dự án xây dựng ng trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Hiện, tiến độ bồi thường, tái định cư cho cao tốc Bắc-Nam hiện đang rất chậm khi mới có hơn 1.600/5.900 ha, tương ứng 27% mặt bằng chờ dự án. Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu 12 địa phương có dự án đi qua đẩy nhanh ng tác giải phóng mặt bằng, đáp ứng tiến độ bàn giao 70% mặt bằng trước ngày 20/11…

Theo số liệu báo cáo, tính đến nay, cơ quan có thẩm quyền đã duyệt phương án đền bù mặt bằng cho cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đạt hơn 1.601 ha/hơn 5.900 ha, đạt 27%. Khối lượng giải ngân cho ng tác giải phóng mặt bằng đạt hơn 2.216/7.195 tỷ đồng, tương đương 30% số tiền được bố trí trong năm 2022.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Donec quam felis, ultricies nec, pellentesque eu, pretium quis, sem.

Nulla consequat massa quis enim. Donec pede justo, fringilla vel, aliquet nec, vulputate eget, arcu. In enim justo, rhoncus ut, imperdiet a, venenatis vitae, justo. Nullam dictum felis eu pede mollis pretium. Integer.

  • Donec posuere vulputate arcu.
  • Phasellus accumsan cursus velit.
  • Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia Curae;
  • Sed aliquam, nisi quis porttitor congue

Read more

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Donec quam felis, ultricies nec, pellentesque eu, pretium quis, sem.

  • Nulla consequat massa quis enim.
  • Donec pede justo, fringilla vel, aliquet nec, vulputate eget, arcu.
  • In enim justo, rhoncus ut, imperdiet a, venenatis vitae, justo.
  • Nullam dictum felis eu pede mollis pretium. Integer tincidunt. Cras dapibus. Vivamus elementum semper nisi.

Aenean vulputate eleifend tellus. Aenean leo ligula, porttitor eu, consequat vitae, eleifend ac, enim.

Read more

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Donec quam felis, ultricies nec, pellentesque eu, pretium quis, sem.

Nulla consequat massa quis enim. Donec pede justo, fringilla vel, aliquet nec, vulputate eget, arcu. In enim justo, rhoncus ut, imperdiet a, venenatis vitae, justo. Nullam dictum felis eu pede mollis pretium. Integer tincidunt. Cras dapibus. Vivamus elementum semper nisi. Aenean vulputate eleifend tellus. Aenean leo ligula, porttitor eu, consequat vitae, eleifend ac, enim.

Read more