Bên cạnh bài toán tài chính, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên tỉnh táo trước những diễn biến thị trường, duy trì mối quan hệ tốt với khách thuê.
Bà Marcia Castro Socas kiếm được hàng triệu USD nhờ việc đầu tư bất động sản cho thuê, chia sẻ một số lời khuyên với những người mới quan tâm tới lĩnh vực này.
Giá rẻ nhất không phải lúc nào cũng tốt nhất
Nhiều người có thói quen tìm kiếm các bất động sản có mức giá rẻ nhất có thể, vì họ tin rằng khoản đầu tư đầu tiên của mình không nên có giá trị lớn. Tuy nhiên, Marcia cho rằng việc tìm kiếm những bất động sản có giá rẻ nhất không phải lúc nào cũng đúng.
Bài học này được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân của bà. Ngôi nhà đầu tiên vị này đầu tư là một căn nhà xuống cấp, cần phải sửa sang nhiều. Việc tu sửa nhà tốn nhiều thời gian, trong khi Marcia vẫn cần phải chi trả khoản vay khi ngôi nhà vẫn đang được sửa. Điều bà không lường được là khoản tiền thực tế cần phải chi ra để sửa chữa quá lớn, khiến kinh phí dành cho bất động sản này cao hơn so với dự định.
“Đôi khi sẽ tốt hơn nếu mua các bất động sản không cần tu sửa nhiều, dù bạn phải chi trả nhiều hơn cho nó”, vị này nói.
Bà khuyên, nhà đầu tư nên đánh giá một cách trung thực số vốn dành cho một bất động sản đó.
Không bị ảnh hưởng bởi những thông tin thị trường tiêu cực
Những người muốn đầu tư bất động sản thường băn khoăn liệu đâu là thời điểm thích hợp để đầu tư. Họ có thể lo lắng liệu mình có tham gia vào thời điểm thị trường gặp khó khăn, từ đó cũng khó cho thuê hay không.
Từ kinh nghiệm cá nhân, bà Marcia cho rằng nhà đầu tư nên bỏ ngoài tai những thông tin có thể ảnh hưởng đến dự định đầu tư lâu dài. Đó cũng là những gì bà đã làm vào năm 2008, khi thị trường bất động sản sụp đổ.
Bà ấy sở hữu các bất động sản cho thuê – những sản phẩm đã bị giảm giá trị đáng kể trong khủng hoảng. Và trong khi các nhà đầu tư bất động sản khác vội vàng “xả hàng” để thoát khỏi nợ nần, Marcia quyết định không bán.
“Thay vì chú ý đến những tin tức thị trường, tôi nhận thấy mỗi bất động sản của mình đang mang lại khoản thu nhập cao hơn khoản vay”, bà nói.
Vì vậy, những thông tin thị trường kinh doanh bất động sản đang lao dốc không ảnh hưởng đến Marcia, bởi vì bà không đầu tư nhằm mục tiêu để bán. Nhà đàu tư này kiên định giữ các bất động sản để cho thuê, cân đối dòng tiền chi trả cho khoản vay hàng tháng. Nhiều năm sau, bà vẫn sở hữu những bất động sản này và giá trị của nó vẫn gia tăng.
“Việc giữ một cái đầu lạnh và xem xét hoàn cảnh thực tế cần thiết hơn là phản ứng mạnh với sự hoảng loạn chung của thị trường được chứng minh là lựa chọn khôn ngoan hơn, về dài hạn”, Marcia đúc rút.
Xây dựng mối quan hệ tốt với người cho thuê
Những người thuê nhà có mối quan hệ cá nhân với chủ nhà cũng giữ gìn nhà cửa tốt hơn, ở lâu dài hơn và sẵn sàng chi trả cho những khoản sửa chữa nhỏ. Marcia chia sẻ bí quyết để duy trì mối quan hệ tốt đẹp đó là giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và đối xử tốt với người thuê nhà.
“Một số người thuê nhà đã sống trong khu nhà tôi cho thuê trong hơn 8 năm. Thu nhập của tôi tăng cao hơn vì tôi không có bất kỳ căn trống nào trong các khu nhà cho thuê”, vị này nói. Tư duy này đã giúp thu nhập của bà ấy tăng lên trong những năm qua.
https://namtrungboinvest.vn/wp-content/uploads/2022/11/6816-1667187256.jpg453680adminadmin2022-11-30 04:17:282022-11-30 04:17:283 lời khuyên cho người mới đầu tư địa ốc cho thuê
Ngày 27/11, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa yêu cầu các sở ngành, địa phương cùng chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Theo đó, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Thuận khẩn trương tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả những giải pháp đã đề ra về giải ngân vốn đầu tư công. Cụ thể là tại Nghị quyết số 124 (ngày 15/9/2022) của Chính phủ, Chỉ thị số 19 (ngày 17/10/2022) của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Bình Thuận về công tác này.
UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực và kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công. Dứt khoát không xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân năm 2022 do nguyên nhân chủ quan.
Riêng Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, xử lý các vướng mắc phát sinh, rút ngắn thời gian kiểm soát chi để thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân.
https://namtrungboinvest.vn/wp-content/uploads/2022/11/bbb.jpg323640adminadmin2022-11-28 02:51:002022-11-28 02:51:00Bình Thuận: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(Chinhphu.Vn) – Nhà nước vừa ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 Chương trình hành chính của Chính phủ xây dựng Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng. Văn hóa phương Tây và phát triển tài chính – cộng đồng và quốc phòng, an ninh ở Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Việc ban hành Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị được xây dựng trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu nêu trong Nghị quyết số 23-NQ/TW nhằm xây dựng và phát triển Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hoá dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.
Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 23-NQ/TW bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực của Chính phủ gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết. Chương trình hành động của Chính phủ là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu cao nhất đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 23-NQ/TW.
Chương trình hành động nhằm thể hiện được định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đồng hành cùng các tỉnh vùng Tây Nguyên; đồng thời xác định rõ vai trò, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và khu vực duyên hải Trung Bộ tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách có tính đột phá; hoàn thiện thể chế, cơ chế tổ chức điều phối, liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên; huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng đảm bảo xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng
Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 7 – 7,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD; tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 29,5% trong GRDP; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 26,9%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%.
Giai đoạn 2021 – 2030, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%. Đến năm 2030, tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 – 30%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm 1,0 – 1,5%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Tỉ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia với giáo dục mầm non khoảng 60%; tiểu học khoảng 65%, trung học cơ sở khoảng 75% và trung học phổ thông khoảng 60%. Đạt 32 giường bệnh viện, 11 bác sĩ trên 10.000 dân. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90%.
Đến năm 2030, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 47%. Tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 100%, ở nông thôn đạt 98%. Tỉ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt 98%. Đạt 100% đối với các chỉ tiêu: Tỉ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom xử lý; tỉ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Đạt 95% tỉ lệ rác thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định.
7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nêu trên, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng tập trung chỉ đạo thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW.
2. Phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá.
3. Phát triển văn hóa, xã hội và nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế. Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng: Tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa – Chơn Thành, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương.
5. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng: Thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng, liên vùng để tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Nghiên cứu xây dựng và thể chế hoá cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ.
6. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại: Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; khu vực, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; làm sâu sắc hơn các quan hệ đối ngoại, đặc biệt là với các nước láng giềng, các nước trong và khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Công như hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, trong các khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
7. Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị: Tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tạo chuyển biến thực sự trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Thực hiện hiệu quả các chủ trương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn; hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
https://namtrungboinvest.vn/wp-content/uploads/2022/11/anh-2-2-16685106407671503137519.jpg430640adminadmin2022-11-16 02:22:202022-11-16 02:22:20Chương trình hành động của Chính phủ phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên